Đánh giá cơ sở hạ tầng Bắc Vân Phong

Cơ sở hạ tầng tại đặc khu Bắc Vân Phong còn nhiều hạn chế và chưa được phát triển đồng bộ. Tuy nhiên, đây vừa là điểm yếu cũng là điểm mạnh cho các nhà đầu tư chiến lược quyết định đầu tư tại đây

Đặc khu Bắc Vân Phong sau khi thông qua đề án xây dựng đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân Việt Nam và các nhà đầu tư tinh anh. Với định hướng tập trung vào kinh doanh quốc tế, đây sẽ là một môi trường hấp dẫn để phát triển các lĩnh vực như Cảng biển trung chuyển, Logistics quốc tế, Du lịch – Nghỉ dưỡng – Thương mại dịch vụ, Các ngành chế biến dầu mỏ,…

Tuy nhiên, để đạt được kỳ vọng sớm hình thành đặc khu kinh tế của nước ta, Bắc Vân Phong dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa và Chính Phủ phải thi hành những bước đi chiến lược để hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu vực; Mở đường thu hút các nhà đầu tư tiếp cận cơ hội kinh doanh tại đặc khu Bắc Vân Phong.

Tính đến thời điểm hiện tại, hạ tầng Đặc khu Bắc Vân Phong đã sẵn sàng để đón nhận các dự án đầu tư mới chưa?

Hạ tầng đặc khu Bắc Vân Phong còn hoang sơ, chưa được khai thác

Nếu so sánh với hai đặc khu Vân Đồn và Phú Quốc được hình thành trong cùng thời điểm thì hạ tầng đặc khu Bắc Vân Phong còn nhiều hạn chế.

Nằm trên diện tích 111 nghìn ha với tổng số dân cư là 128 ngàn dân thuộc địa phận huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa. Đề án xây dựng đặc khu nhận được sự đồng thuận từ UBND tỉnh đến địa phương và sự ủng hộ của người dân Vạn Ninh. Tuy nhiên, đặc điểm tự nhiên – kinh tế tại đây trong tình trạng chưa được khai thác.

Cảnh quan tự nhiên hoang sơ, chưa chịu tác động của con người. Đặc biệt, Vạn Ninh sở hữu nhiều vịnh biển đẹp bậc nhất Đông Nam Á có ý nghĩa chiến lược về phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Tình hình kinh tế không có nhiều khởi sắc, người dân sống nhiều vào nghề biển. Các hoạt động kinh tế Du lịch chưa được khai thác đúng tiềm năng.

Nói chung, cơ sở hạ tầng của huyện Vạn Ninh nói chung và khu vực Bắc Vân Phong nói riêng chưa được phát triển. Thiếu nhiều công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu về điện, đường, trường học và các cơ sở y tế. Đặc khu Bắc Vân Phong sẽ mất nhiều thời gian hơn so với Vân Đồn và Phú Quốc để hoàn thiện quá trình quy hoạch hạ tầng cơ sở.

Hạ tầng chưa hoàn thiện – Điểm mạnh cho các nhà đầu tư đặc khu Bắc Vân Phong

Theo đánh giá của các Chuyên gia Quy hoạch, Đặc khu Bắc Vân Phong đối diện với nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng và thiếu vắng của các dự án đầu tư lớn. Tuy nhiên, đây cũng chính là lợi thế của đặc khu và những nhà đầu tư lựa chọn xây dựng – kinh doanh tại đây.

Quỹ đất chưa được sử dụng tại Bắc Vân Phong còn khá lớn, các nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn được những mảnh đất có vị thế đẹp, tiềm năng phát triển lớn. Bên cạnh đó, việc còn sơ khai cho phép các nhà đầu tư dễ dàng quy hoạch phục vụ các mục đích kinh doanh – sản xuất, du lịch – thương mại – tài chính, cảng biển mà ít gặp các vấn đề liên quan đến pháp lý, giải phóng mặt bằng, bồi thường… Từ đó, đặc khu Bắc Vân Phong có lợi thế rất lớn để thu hút các nhà đầu tư chiến lược hàng tỷ USD để tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng đặc khu. Hơn nữa, UBND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua đề án quy hoạch rõ ràng cho đặc khu với kế hoạch triển khai xây dựng nhiều công trình hạ tầng quan trọng. Đến năm 2025, tỉnh Khánh Hòa cần 53.000 tỷ đồng để xây dựng 9 tuyến đường trục chính, 5 gói đường nội khu với 49 tuyến, xây dựng khoảng 20km đường sắt từ cảng trung chuyển Vân Phong đến đường sắt Bắc Nam và 2 nhà ga, xây dựng hệ thống điện 300km, hệ thống nước lấy từ hồ Hoa Sơn và xây mới hồ Đồng Điền trữ lượng 95 triệu m3; hệ thống cung cấp nước sạch, xử lý rác, hệ thống liên lạc… Ngoài ra, sẽ xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội như 65 trường mẫu giáo, 39 trường THCS, 26 trường THPT, 3 bệnh viện, 67 trạm y tế, phòng khá, sân vân động, cung văn hóa …

Video phân tích trên kênh youtube THANH VÂN BĐS OFFICIAL hãy theo dõi để cập nhập những video mới nhất nhé!

THANH VÂN BĐS !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *