1. Nhiều thông tin pháp lý thúc đẩy thị trường
Từ ngày 1/1/2021, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và Luật Đầu tư sửa đổi có hiệu lực. Nhiều vấn đề liên quan đến quy định miễn giấy phép xây dựng đã được quy định cụ thể. Các ách tắc về thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu cũng được tháo gỡ.
Nghị định 148/2020/NĐ-CP có quy định về điều kiện phân lô bán nền dự án nhà ở được siết chặt.
Thông tư 09/2021/TT-BTNMT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, trong đó có nhiều điểm mới liên quan đến sổ đỏ.
Nghị định 69/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thuộc diện quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở. Những điểm mới của Nghị định kỳ vọng sẽ giải quyết cơ bản các vướng mắc trong thời gian qua, giúp việc cải tạo chung cư cũ thoát khỏi tình trạng chậm tiến độ.
Ngày 22/12 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2161/QĐ-TT, phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030.
Một trong những mục tiêu là: phát triển nhà ở, giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và của các đối tượng thụ hưởng chính sách. Bên cạnh đó, phát triển thị trường BĐS nhà ở bền vững, minh bạch dưới sự điều tiết, giám sát của Nhà nước…; hạn chế tình trạng đầu cơ, lãng phí tài nguyên đất trong phát triển nhà ở.

2. Giá đất nền liên tục “sốt nóng” từ Bắc chí Nam, lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử
Năm 2021, thị trường đất nền có nhiều biến động và đã thiết lập mặt bằng giá mới. Nhiều nơi ghi nhận giá đất nền “phi mã” chóng mặt. Từ các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đến các tỉnh như Quảng Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa… đều liên tục chứng kiến giá đất tăng vọt, có nơi tăng giá gấp đôi chỉ sau vài ba tháng, nhất là ở khu vực có quy hoạch, dự án đầu tư công được đẩy mạnh.
Ta có thể thấy được điều này qua 1 vài dữ liệu: Thái Nguyên tăng 123%, Lào Cai tăng 94%, Hòa Bình tăng 53%, Hưng Yên tăng 45%, Bắc Ninh tăng 41%, Quảng Ninh tăng 40%…
Trước thông tin này, cơ quan chức năng cảnh báo người dân tỉnh táo để không rơi vào bẫy sốt đất ảo, nhà đầu tư cần thông thái và cẩn thận với các dự án “ma”, với các nguồn thông tin chưa kiểm chứng do cò mồi đồn thổi. Sau mỗi chu kỳ sốt đất, luôn có những nhà đầu tư “tay mơ” bị chôn vốn, phải bán tống bán tháo.

3. Giá chung cư tăng, liên tục “ PHÁ ĐỈNH” lập kỷ lục mới
Ngoài xu hướng tăng giá theo mặt bằng chung, giá chung cư năm qua cũng đã thiết lập những kỷ lục mới đáng chú ý.
Riêng tại thị trường Hà Nội, giá mua ghi nhận cao nhất trong 5 năm qua. Đơn cử như dự án Moonlight ở Thủ Đức, do tập đoàn Hưng Thịnh làm chủ đầu tư, đã tăng giá gấp rưỡi từ 26 triệu VNĐ/m2 lên đến 42 triệu VNĐ/m2. Việc tăng giá này được nhiều chuyên gia lý giải: do nguồn cung khan hàng: thủ tục pháp lý và chi phí xây dựng tăng mạnh, khiến số lượng dự án triển khai nhỏ giọt.
Các chuyên gia nhận định, tình trạng mất cân bằng cung-cầu, giá nhà có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa trong năm 2022; trong đó có phân khúc chung cư.

4. Bất động sản hạng sang: Đắt mấy cũng cháy hàng
Trước đó, mức giá cao nhất của căn hộ hạng sang là 200 triệu vnđ/ m2 thì tới năm 2021, con số đã tăng tới 400 – 700 triệu vnđ/ m2.
Các chuyên gia nhận định: xu hướng này còn tiếp tục tăng trong năm tới do đây là kênh trú ẩn an toàn, mang lại tỷ suất lợi nhuận cao. Đặc biệt trong bối cảnh gần đây, sự gia tăng trong tầng lớp giàu và siêu giàu tại Việt Nam là cực kỳ rõ rệt.
Vì vậy nhìn chung đây vẫn là kênh đầu tư đầy tiềm năng.

5.Nhà phố, mặt bằng “ĐẤT VÀNG” cho thuê rẻ chưa từng có
Thị trường cho thuê chung cư, nhà ở chưa bao giờ ảm đạm đến thế. Năm 2020, giá thuê đã giảm 30% so với 2019 thì tới năm nay, giá thuê lại giảm thêm 15 – 35%.
Những căn hộ cho thuê vắng khách đến ảm đạm, mặc cho chủ nhà đã áp dụng nhiều loại ưu đãi, giảm giá.
Với bất động sản thương mại, có trên 50% cửa hàng bán lẻ ngoài phố phải dừng hoạt động. Các trung tâm thương mại được duy trì hoạt động, nhưng cũng bị ảnh hưởng khá nhiều, do chỉ được phép kinh doanh các mặt hàng thiết yếu.
6.Năm khủng hoảng của doanh nghiệp BĐS, nhà thầu
Quý III được xem là quý bị COVID-19 hành hoành nhất trong năm.
Báo cáo của Bộ xây dựng đã chỉ ra, do ảnh hưởng của dịch bệnh, hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề như: có tới 28% đơn vị có nguy cơ giải thể, phá sản, 32% đơn vị đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, 40% doanh nghiệp còn khả năng chống đỡ, nhưng không cao.
Đáng nói, trong quý đã có tới hơn 80% sàn giao dịch không có doanh thu hoặc doanh thu rất thấp, quỹ lương ngày một cạn kiệt, buộc phải cắt giảm nhân sự (nghỉ việc hoặc tạm nghỉ việc không lương).
Mặc dù đã có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các nhà đầu tư và doanh nghiệp mùa dịch. Tuy nhiên, thị trường bất động sản dự báo sẽ tiếp tục gặp khó khăn, cùng với đó là những vướng mắc về chính sách.
7. Trái phiếu doanh nghiệp Bất động sản
Về cơ cấu, doanh nghiệp bất động sản là ngành dẫn đầu về tổng giá trị phát hành với 8.476 tỷ đồng, chiếm 42% tổng giá trị phát hành trong tháng. Tuy nhiên, có khoảng 59% trái phiếu chỉ được đảm bảo bằng cổ phiếu hoặc không có tài sản bảo đảm. lãi suất phát hành trong khoảng 4,5-13%/năm.
Có thể thấy, thị trường trái phiếu doanh nghiệp nóng lên, do nhiều doanh nghiệp BĐS không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn, đã chuyển sang phát hành trái phiếu, với lãi suất đưa ra rất hấp dẫn, cao hơn hẳn lãi suất ngân hàng chi trả.

8.Mua bán và sáp nhập diễn ra mạnh mẽ (M&A)
Sự thay đổi chóng mặt về thị trường do COVID 19 khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có tiềm lực thâu tóm và sáp nhập.
Điểm qua một số thương vụ nổi bật, có thể kể đến như: Vinhome thấu tóm khu đô thị Đại An 300 Ha Hưng yên; Nam Long mua 100% dự án Izumi Đồng Nai từ Kepple Land; Masterise Home nhận chuyển nhượng dự án 7ha tại Vinhome Grand Park; Phát Đạt Group hoàn tất chuyển nhượng Bình Dương Tower…
Theo thống kê của KPMG, trong 10 tháng đầu năm 2021, bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19, quy mô giá trị thị trường mua bán, sáp nhập (M&A) Việt Nam vẫn đạt 8,8 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ 2020.
9. Hộ chiếu Vaccine giúp phục hồi Bất động sản nghỉ dưỡng
Trong đại dịch, ngành Du lịch nói chung và Bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng chịu ảnh hưởng đầu tiên và rõ ràng nhất
khi chính phủ quyết định thực hiện chính sách “sống chung cùng đại dịch”. Nhiều địa phương rục rịch chuẩn bị kế hoạch mở cửa ngành du lịch.
Các chuyên gia đánh giá: hộ chiếu vaccine là bước chuyển quan trọng trong chiến lược sống chung với dịch bệnh COVID 19. Dòng tiền bắt đầu quay trở lại bất động sản nghỉ dưỡng.

10. Bất động sản ảo
Ở Việt Nam, rất nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào các nền tảng có uy tín như Thesandbox và Decentraland. Một số dự án đất ảo Metaverse do các công ty/ doanh nghiệp Việt phát triển đã manh mún xuất hiện, tuy nhiên chưa có dự án nào thực sự nổi bật. Trước cơn sóng đầy hấp dẫn của Bất động sản ảo, các nhà đầu tư phải thật sự tỉnh táo để đưa ra những quyết định đúng đắn.

11. Phiên đấu giá tỷ USD ở Thủ Thiêm
Ngày 10/12/2021, TP.HCM tổ chức bán đấu giá thành công 4 lô đất rộng khoảng hơn 30.000m2 thuộc khu chức năng số 3 khu dân cư phía Bắc, khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Đáng chú ý số tiền thu được từ phiên đấu giá này là 37.350 tỷ đồng, cao hơn gấp 7 lần giá khởi điểm, được tập đoàn Tân Hoàng Minh đặt ra với mục tiêu: xây dựng tòa nhà Tỷ phú D’Billionaire cho giới siêu giàu, biến Thủ Thiêm trở thành trung tâm tài chính tầm cỡ, khu đô thị đẳng cấp, một biểu tượng của Tp. Hồ Chí Minh giúp Việt nam sánh vai với các cường quốc năm châu.

Để hiểu rõ hơn về tình hình biến động của thị trường bất động sản năm vừa qua, quý vị hãy đăng ký vào kênh youtube: https://www.youtube.com/watch?v=Q_7uxI0Z5wo
Hoặc theo dõi trên website: http://thanhvanbds.com/ , http://thanhvanbds.vn/
Trân trọng cảm ơn quý vị !