Sổ đỏ và sổ hồng giống và khác nhau thế nào?

1. Sổ đỏ, sổ hồng là gì?

Tên gọi “sổ hồng”, “sổ đỏ” được sử dụng phổ biến sau khi Luật Đất đai năm 1993 được ban hành. Tuy nhiên, nó không phải là khái niệm được luật này quy định mà nó chỉ là tên gọi do người dân tự đặt ra để nói cho ngắn gọn cũng như để phân biệt giữa các loại giấy chứng nhận.  Do vậy, sự phân biệt dưới đây chỉ mang tính tương đối.

– Sổ đỏ hay bìa đỏ và ghi chữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, loại giấy tờ này trước tiên là ghi nhận quyền sử dụng đất có thể là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, vườn, ao, đất rừng… khi nào có công trình xây dựng trên đất thì ghi nhận việc xây dựng công trình trên đất có thể là nhà ở.

Sổ đỏ

– Sổ hồng: là mẫu do Bộ xây dựng ban hành với nội ghi là ghi nhận Nhà ở và đất ở nên có mẫu là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, phạm vi là ghi nhận sở hữu nhà trước sau đó ghi nhận Quyền sử dụng đất ở, không ghi loại đất khác.

Sổ hồng
  • 2. Sự giống nhau của cả hai loại sổ

Giá trị pháp lý

Hiện nay, Sổ hồng và Sổ đỏ đều có giá trị pháp lý (không phân biệt giá trị của từng loại). Giá trị thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền (quyền sử dụng đối với đất), quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất). Còn sổ chỉ là “tờ giấy” ghi nhận quyền chứ bản thân sổ đó không giá trị.

Giá trị thực tế

Giá trị thực tế của Sổ đỏ và Sổ hồng phụ thuộc vào giá trị thực tế của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như: Vị trí thửa đất, diện tích, tình trạng mới hay cũ của nhà ở và số lượng tài sản khác gắn liền với đất (cây trồng…). 

3. Sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng

3.1. Đặc điểm nhận dạng bên ngoài: 

– Sổ đỏ có màu đỏ tươi ghi “Giấy chứng nhạn quyền sử dụng đất”

– Sổ hồng có màu hồng nhạt ghi “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở”

3.2. Nội dung

– Sổ đỏ là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”được cấp cho người sở hữu đất để làm căn cứ hợp pháp bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng đất.

– Sổ hồng là tên của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sở hữu đất ở” tại đô thị được cấp cho chủ sở hữu nhà ở hoặc đất ở tại đô thị.

3.3. Cơ quan ban hành

– Sổ đỏ do Bộ tài nguyên và môi trường cấp giấy chứng nhận.

– Sổ hồng do Bộ xây dựng ban hành cấp giấy chứng nhận.

3.4. Thời gian cấp sổ

– Sổ đỏ được ban hành trước ngày 10/12/2009

– Sổ hồng hay “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” được cấp bởi Bộ xây dựng trước ngày 10/8/2005, sau đó đổi thành “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng” và được cấp từ ngày 10/8/2005 đến trước ngày 10/12/2009.

3.5. Đối tượng sử dụng

– Sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng đất và là công cụ bảo vệ quyền hạn, lợi ích của chủ sở hữu đất. 

– Sổ hồng lại được sở hữu bởi chủ nhà, đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư.

3.6. Khu vực được cấp sổ

– Khu vực cấp sổ đỏ lại là ngoài đô thị (đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và khu làm muối.).

– Sổ hồng có khu vực cấp sổ là đô thị .

3.7. Chuyển nhượng

– Đa phần sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình (vì thường gắn với đất nông nghiệp, lâm nghiệp…) nên khi chuyển nhượng hoặc thực hiện các giao dịch dân sự nói chung liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải có chữ ký của tất cả các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên có tên trong sổ hộ khẩu của hộ gia đình đó.

– Đối với sổ hồng thì khi chuyển nhượng, giao dịch chỉ cần chữ ký của người hoặc những người đứng tên trên Giấy chứng nhận.

Thanh Vân hy vọng sau bài so sánh này quý độc giả có thể hiểu rõ hơn về Sổ đỏ và Sổ hồng. Để được giải đáp mọi thắc mắc, Thanh Vân xin mời các quý độc giả đăng ký kênh youtube của Thanh Vân: https://bitly.com.vn/ucai5u 

Hoặc truy cập website: Trang chủ – Thanh Vân (thanhvanbds.vn), Trang chủ – Thanh Vân (thanhvanbds.com)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *