BẤT ĐỘNG SẢN PHÁT TRIỂN THEO HỆ THỐNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI SÂN BAY VIỆT NAM

BẤT ĐỘNG SẢN PHÁT TRIỂN THEO HỆ THỐNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI SÂN BAY VIỆT NAM

BẤT ĐỘNG SẢN PHÁT TRIỂN THEO HỆ THỐNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI SÂN BAY VIỆT NAM:

Phát triển mạng lưới giao thông, đặc biệt là đường hàng không cũng đang trở thành bài toán chiến lược đặt ra cho Chính phủ Việt Nam. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không sân bay toàn quốc, Bộ Giao thông Vận tải đặt mục tiêu đến năm 2030 các sân bay phục vụ khoảng 275,9 triệu người và khoảng 4,1 triệu tấn hàng hóa/năm. Giai đoạn này ưu tiên tập trung đầu tư một số sân bay lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng thủ đô Hà Nội, vùng TP. HCM. Đồng thời Bộ sẽ triển khai các dự án từng bước nâng cấp 22 sân bay hiện có, đầu tư 6 sân bay mới (Long Thành, Nà Sản, Lai Châu, Sa Pa, Quảng Trị, Phan Thiết) để cả nước khai thác 28 sân bay, tổng công suất 283 triệu hành khách vào năm 2030, đảm bảo trên 95% dân số có thể tiếp cận sân bay trong phạm vi 100km.

Về tầm nhìn đến năm 2050, hồ sơ quy hoạch kiến nghị hình thành 31 cảng hàng không, bao gồm: 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 17 cảng hàng không quốc nội (thêm sân bay Cao Bằng, Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam Thủ đô Hà Nội).

Là một quốc gia sở hữu nhiều lợi thế về vị trí địa lý cùng tài nguyên thiên nhiên du lịch, rõ ràng dư địa để phát triển hạ tầng hàng không nội địa tại Việt Nam còn rất lớn. Sự chung tay của các địa phương, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn sẽ là điều cần thiết để cùng Nhà nước đầu tư hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, trong đó có hệ thống sân bay.

Theo Trung tâm Cơ sở hạ tầng Toàn cầu, trung bình Việt Nam cần 25-30 tỷ USD/năm cho đầu tư cơ sở hạ tầng nếu muốn đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên ngân sách quốc gia chỉ có thể cho phép 15-18 tỷ USD (ở mức 7% GDP). Theo WB, để cân bằng giữa nhu cầu ngày càng tăng về cơ sở hạ tầng chất lượng và hạn chế trong nguồn vốn công, Việt Nam cần tiếp tục khai thác hiệu quả hơn mô hình đối tác công tư PPP. Đồng thời Chính phủ cần áp dụng các chính sách cải cách nhằm khuyến khích khối tư nhân tham gia nhiều hơn vào các dự án dài hạn, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Theo các chuyên gia, để Việt Nam sớm có hạ tầng hàng không đồng bộ, hiện đại giúp kích hoạt kinh tế bứt tốc, việc nghiên cứu bổ sung quy hoạch dài hạn hệ thống sân bay là điều cần thiết. Những sân bay mới đó có thể được đặt tại các địa bàn trọng yếu như đảo, hải đảo; hoặc vùng sâu vùng xa khó tiếp cận hệ thống giao thông đường bộ như khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên. Bên cạnh đó, cần tính đến cơ chế mở rộng cửa để huy động nguồn lực tư nhân đầu tư sân bay. Điều này sẽ căn cứ trên sự tích cực, năng động của mỗi địa phương để huy động nguồn vốn xã hội hóa, từ đó giảm bớt áp lực lên ngân sách Nhà nước.

Hạ tầng hàng không khi có sự tham gia của những doanh nghiệp tư nhân lớn, uy tín sẽ không chỉ giải quyết bài toán về vốn đầu tư mà còn là giải pháp hiệu quả trong việc đào tạo, nâng cao năng lực nhân sự ngành hàng không, cơ chế điều hành, quản lý sân bay… từ đó gia tăng tỉ trọng đóng góp của ngành dịch vụ hàng không trong nền kinh tế. Về lâu dài, là bệ phóng cho kinh tế phát triển. Ngược lại, khi nhìn vào câu chuyện đầu tư tại Cảng hàng không Vân Đồn, rõ ràng các doanh nghiệp đều có cơ sở để tự tin sẽ gặt hái được thành công khi tham gia đầu tư vào các dự án cảng hàng không sử dụng nguồn vốn tư nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *